Wednesday, April 25, 2012

DK Eyewitness Books - Space Exploration



Space Exploration (DK Eyewitness Books)
Publisher: DK CHILDREN | 2010 | ISBN: 0756658284 | 72 pages | PDF | 43,6 MB 

The most trusted nonfiction series on the market, Eyewitness Books provide an in-depth, comprehensive look at their subjects with a unique integration of words and pictures. Eyewitness Space Exploration is a spectacular and informative guide to the mysteries beyond Earth and its atmosphere, and offers a unique view of the history of space exploration and the daily life of astronauts

Friday, April 20, 2012

[Popcap Game] Banana Bugs



Banana Bugs: New Puzzle game from Popcap games
Hordes of banana-hungry bugs are ravaging the village food supply and you're the only monkey brave enough to take them on! Shoot ropes to wall off bugs and stop them in their tracks. This easy-to-learn game has tons of a-peel!

Features:
Play over 470 challenging levels for hours of fun
Earn bananas to add buildings and upgrades to Monkeytown
Unlock valuable power-ups like Battle Monkeys, Coco Bombs and Hurricanes
Earn bonus points for speed shots.




Disney Princess - Addition and Subtraction


Disney Magic Artist - Princesses


Disney Learning - Addition and Subtraction


Disney Learning - Beginning Sounds


DK Think of a Number

Disney Learning - Phonics Reading


Disney Learning - The Alphabet


Wednesday, April 4, 2012

Những nguyên tắc vàng để ghi đĩa thành công



Mình thấy bài này hay nên copy cho các bạn tham khảo. Đôi khi ghi DVD hoài nhưng mình lại không để ý.


Bạn mua 1 cái đĩa tốt về, mua 1 đầu ghi tốt bỏ vào burn (1 số người dùng từ ghi đĩa hay đánh đĩa, thôi dùng từ tiếng Anh là burn cho chính xác và khỏi bàn cãi) và cứ nghĩ rằng sẽ dùng được. Nhưng khả năng bạn có 1 thành phẩm xấu là rất cao, bạn không biết và quay qua bảo chất lượng đĩa tệ, hay đầu ghi cùi bắp. Tuy nhiên như vậy là không đúng. Để có được 1 sản phẩm tốt bạn cần lưu ý những điều sau:


1. Chất lượng đĩa:
- Việc chọn 1 cái đĩa để ghi cũng là điều quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến toàn bộ dữ liệu trên đĩa chứa nó, đĩa hư, bạn mất tất cả. Vậy bạn muốn lưu trữ dữ liệu trong bao lâu? Hãy chọn đĩa tương ứng với thời gian lưu trữ - đó là chất lượng của đĩa. Hiện nay, ngoài thị trường cũng có rất nhiều loại đĩa nhái các tên tuổi nổi tiếng như Kachi, Maxcel, Melody, Verbatim,... Hãy đọc và tìm hiểu cách phân biệt đĩa chính hãng với đĩa nhái. Và dĩ nhiên khác biệt sẽ là giá thành sẽ thấp hơn kha khá so với đĩa xịn


2. Bảo quản đĩa:
- Đừng nghĩ rằng bạn có 1 cái đĩa tốt thì có thể xài được suốt đời. Theo quảng cáo của nhà sản xuất thì đĩa nào đó có thể dùng để lưu trữ dữ liệu lên đến 100 năm, nhưng bạn xài mới 1 tháng đĩa đã hỏng không dùng được nữa. Vậy lỗi là do bạn bảo quản không đúng cách chứ không phải nhà sản xuất nói sai.
- Cách bảo quản đĩa làm sao cho tốt (đối với đĩa trắng chưa sử dụng và cả đĩa đã có dữ liệu)? Bỏ nó vào trong hộp là tốt nhất. Theo kinh nghiệm sử dụng nếu bỏ vào trong bao đựng đĩa 2 mặt thì vết hằn của bao rất dễ in lên trên mặt đĩa làm cho nó không còn bóng loáng nữa (chùi cũng không ra nếu lau khô), còn nếu bỏ trong bao ni lông thì... nó sẽ dễ bị ẩm theo thời gian và bao sẽ dính chặt vào mặt đĩa (cũng không tốt). Cách tốt nhất là cho nó vào trong hộp, đậy lại, để ở nơi thoáng mát (không có độ ẩm và nhiệt cao, tránh ánh nắng trực tiếp). Mỗi đĩa một cái hộp thì hơi bị sang, bạn có thể mua hộp đựng 50 cái/hộp. Đựng trong hộp này đĩa tuy có bị trầy (nhưng sẽ rất ít, vì mặt lưng và mặt dữ liệu không chạm sát nhau nhiều) nhưng đĩa sẽ được bảo quản tốt. Tránh để 2 mặt chứa dữ liệu tiếp xúc với nhau vì chỉ cần va chạm nhẹ là 2 đĩa sẽ "nát bét" bề mặt chứa dữ liệu (không tin là thử, mình đã thử trên 10 cái đĩa, tiếp xúc lưng và mặt lưu dữ liệu & trường hợp 2 mặt lưu dữ liệu tiếp xúc nhau thì 2 mặt này sẽ "bấy nhầy" khi xoay nhẹ, càng nặng tay càng thê thảm)
- Anh em có thể ghé nhà mình chơi, nhà còn giữ vài cái đĩa mà chắc tuổi thọ cũng trên dưới 10 năm rồi mà còn xài cũng còn ok (đĩa software hồi xưa hay nghịch, nhìn có tàn nhưng không phế)


3. Chọn chương trình ghi phù hợp:
- Mình thấy 1 số bạn hay dùng UltraISO hay Alcohol hoặc các chương trình converter để ghi đĩa. Đây là những chương trình dùng để biên tập, có kèm thêm chức năng ghi đĩa. Tuy là ghi được, nhưng nó vẫn không cho ra 1 sản phẩm hoàn hảo. Hãy dùng 1 chương trình chuyên dụng để làm việc chuyên dụng thì tốt hơn (như Roxio, Nero,...)


4. Nên verify:
- Đây là thao tác mà hầu như chẳng ai thực hiện khi burn cả. Thao tác này không có ý nghĩa là cho quá trình ghi đĩa thành công hơn, nhưng cho bạn biết được đĩa ghi ra chất lượng đến đâu. Nếu không verify, bạn sẽ burn thành công gần như 100% cho dù burn bằng đĩa chất lượng kém. Mình đã test với đĩa chất lượng kém (dĩ nhiên giá rẻ) thì không verify thành công 99%, còn khi verify thành công 50% (10 cái hỏng 5 cái - burn thành công nhưng verify thất bại). Vậy từ nay nếu có burn hãy nhớ đến thao tác "Verify data on disc after burning". Sẽ chỉ mất ít phút nhưng bảo đảm đĩa bạn burn ra là hoàn hảo và xài được.


5. Chọn tốc độ ghi:
- Các ổ ghi và đĩa hiện nay hỗ trợ tốc độ khá cao (CD khoảng 52x và DVD là 16x, một số tốc độ cao hơn nhưng ít gặp). Tuy nhiên không có nghĩa khi burn bạn burn maximum tốc độ được hỗ trợ vì rất dễ bị "rớt" đĩa (ghi thất bại, hư 1 cái đĩa). Khi burn tốc độ cao, nếu hệ thống không kịp buffer (đệm dữ liệu) thì xem như... không có dữ liệu để ghi kịp và rớt đĩa. Nếu ghi thành công ở tốc độ cao, thì đĩa ghi ra cũng rất là kén chọn đầu đọc hoặc đĩa đọc rất chậm. Đã test trên 3 cái CD Maxell (đĩa cũng hơi mắc, chất lượng tốt ai cũng biết) ghi max tốc độ không có verify. 3 đĩa ghi thành công, 2 đĩa đọc rất chậm gần như không thể chờ đợi được, 1 đĩa đọc được tuy cũng hơi chậm so với bình thường nếu kiên nhẫn chờ đợi thì xài cũng tạm. Vậy khi ghi đĩa hãy chọn tốc độ ghi cho phù hợp
Đối với CD-R 52x : burn 24x là phù hợp
Đối với DVD-R 16x : burn 6x là phù hợp


6. Chạy nhiều ứng dụng trong khi ghi:
- Hệ thống máy tính ngày nay đủ sức để chạy đa ứng dụng, tuy nhiên, không có nghĩa là trong lúc ghi đĩa bạn có thể chạy được nhiều ứng dụng khác. Nên hạn chế chạy ứng dụng (nhất là ứng dụng nặng) vì khi burn cần sử dụng tài nguyên không nhiều, nhưng phải kịp thời, không thì đĩa burn rất dễ rớt.
                                                                                        Tác giả bài viết: BachNghe.Org
                                                                                        Nguồn tin: BachNghe.Org